trung tâm gia sư biên hòa

Bài thơ Đàn Ghi Ta Của Lorca

Gia sư Bình Dương thấy rằng Thanh Thảo là một nhà thơ ham tìm tòi, cách tân. Viết về đề tài người nghệ sĩ, Thanh Thảo đã có cách xử lý nghệ thuật rất riêng, rất độc đáo tạo nên một thi phẩm có sự phát minh về nội dung và hình thức mới lạ. Trong đó nổi bật là phương pháp vận dụng thi liệu một cách sáng tạo.
Thanh Thảo đã nhập cảm vào thế giới nghệ thuật của Lor-ca rồi lựa chọn những thi liệu đầy ám ảnh, gợi cảm từ thế giới nghệ thuật ấy đưa vào bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của mình. Đó là những thi liệu: đàn ghi ta, yên ngựa, vầng trăng, chàng kỵ sĩ, bước chân lang thang, áo choàng đỏ, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh hương,…

gia-su-binh-duong-chia-se-anh-cay-dan-ghi-ta
 Nhà thơ đã xử lý những thi liệu lựa chọn một cách rất sáng tạo. Những thi liệu này được lấy từ nhiều văn bản khác nhau của thơ Lor-ca, chúng vốn rời rạc nhưng khi đi vào bài thơ của Thanh Thảo chúng được “làm mới” đã trở nên hòa hợp, ăn ý. Tất cả cộng hưởng ngữ nghĩa với nhau, cùng nhau làm sống dậy thế giới nghệ thuật đặc sắc của Lorca, tái hiện số phận bi thảm của Lor-ca, ngợi ca vẻ đẹp của người nghệ sĩ vĩ đại sống trong một thời đại biến động và sức sống mạnh mẽ, bất diệt của nghệ thuật, của thơ ca. Thanh Thảo đã tái tạo và tái sinh thi liệu được sử dụng từ thế giới nghệ thuật của Lor-ca bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm, ngưỡng mộ Lor-ca.
Trung tâm gia sư Dĩ An Bình Dương thấy rằng văn hóa Tây Ban Nha được nhân loại biết đến với những phạm vi ngỡ như có phần tương phản nhau. Đó là đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò. Những biểu tượng này vừa sôi động, hào hùng vừa đắm đuối mê say mang trong nó cả cuộc sống cuồng nhiệt lẫn bóng dáng tử thần đã hình thành nên một phong cách Tây Ban Nha đặc thù. Khi sáng tạo thiên tình ca siêu thực, Thanh Thảo đã nắm chắc những nét văn hóa đã trở thành biểu tượng không thể tách rời trong đời sống Tây Ban Nha đó. Để trên cái nền rộng, nhà thơ dựng xây vũ điệu bi hùng của cái chết, sự sống và đương nhiên là cả sự bất tử của một con người, một dân tộc, một cộng đồng những ai yêu cái đẹp, yêu cuộc sống hòa bình và cả sự bất tử cho con người, nghệ thuật mà nhân loại dày công vun đắp.

trung-tam-gia-su-di-an-binh-duong-chia-se-anh-nguoi-choi-dan
Viết về sự sống và cái chết trong khoảnh khắc thì không có biểu tượng nào hơn chuyện tấm áo choàng của đấu sĩ đấu bò. Từ một hành động được xem là biểu tượng của lòng dũng cảm, lòng can đảm, hành động đấu bò được nâng đến mức nghệ thuật, trở thành “đạo” của người Tây Ban Nha. Ở đó, mỗi cú lượn vòng của chú bò kiêu hùng, một cú khẽ lắc người của đấu sĩ để tránh cú húc chí mạng từ những con bò đang say máu giết chóc… đều được người xem chiêm ngưỡng như những vũ điệu nghệ thuật phi phàm, vũ điệu của thần chết, vũ điệu dường như chỉ được gặp trong những giấc mơ. Hình ảnh đấu sĩ trở thành biểu tượng của niềm kiêu hãnh Tây Ban Nha. Nhưng không chỉ có thế, bài thơ bắt đầu bằng ngay chính ba biểu tượng văn hóa then chốt nhất của xứ sở của các đấu sĩ: tiếng đàn, áo choàng, âm thanh vũ điệu Flamenco. Âm thanh đi ngay sau tiếng đàn. Có nghĩa đàn ghi ta đang chơi điệu Flamenco. Đây là điệu nhạc phóng túng, kết hợp cả tư thế nhảy, tiếng vỗ, tiếng búng ngón tay lẫn tiếng chân gõ nhịp trên sàn gỗ. Điệu Flamenco vừa là một thể nhạc vừa là một điệu nhảy xuất phát từ vùng Andalusia của Tây Ban Nha. Nơi ấy cũng chính là quê hương của Lorca, nhà thơ được mệnh danh là “Con họa mi xứ Andalusia”, là “nghệ sĩ hát rong của miền đất tự do Andalusia”.
Gia sư Bách Khoa Bình Dương cho rằng trong khi đàn ghi ta gần như phổ biến trên toàn thế giới, thì môn đấu bò vĩnh viễn không rời khỏi biên giới Tây Ban Nha. Cả ba biểu hiện văn hóa Tây Ban Nha này ít nhiều đều gắn với nhịp điệu, tiết tấu phóng khoáng, lãng tử của xứ sở Tây Ban Nha. Lorca mang tiếng đàn theo mình đồng nghĩa với việc mang cả nền văn hóa dân tộc đi theo. Thanh Thảo không chỉ am hiểu văn hóa Tây Ban Nha mà còn gắn kết nền văn hóa phương Tây xa xôi đó với văn hóa phương Đông. Nếu bài thơ là lời ai điếu nghẹn ngào trước cái chết bi thương của Lorca thì thông qua điệu lòng ấy chúng ta sẽ bắt gặp được những tiếng nói quen thuộc, đầy sẻ chia trước sự ra đi đó.

y-nghia-an-du-trong-hinh-tuong-tieng-dan-cua-lor-ca

Tứ thơ dịch chuyển từ “áo choàng bê bết đỏ” (văn hóa Tây Ban Nha) đến “đường chỉ tay đã đứt” (cả phương Đông lẫn phương Tây đều tin vào dấu hiệu thần bí này) và sau cùng là “dòng sông rộng”, “sang ngang” (gợi triết lí nhà Phật: sang sông là giải thoát khỏi bến mê, là sự siêu thoát vĩnh hằng)…Viết về một nhân sĩ bên trời Tây, Thanh Thảo một mặt vẫn giữ được nét văn hóa đặc thù của xứ sở sinh ra người anh hùng, mặt khác ông đã kéo nền văn hóa đó lại gần với truyền thống văn hóa Việt Nam. Nói đúng hơn là đã đặt liền kề những giá trị văn hóa để cốt sao cái sự xa lạ kia không còn lạ lẫm, mà trở thành một phần nữa trong tâm thức người đọc Việt. Vậy nên mới có chuyện “vầng trăng”, “đáy giếng”, mới có chuyện Lorca sang sông gợi liên tưởng đến cách đức Bồ Đề Đạt Ma sang sông với một chiếc giày.
Trung tâm gia sư ở Dĩ An Bình Dương nhận thấy nhà thơ khi sáng tạo đã giải phóng tối đa năng lực văn hóa của ngôn từ. Vậy nên, dẫu nói ít và dẫu không sử dụng phong phú giai điệu, tiết tấu, người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp Tây Ban Nha trong tâm hồn thi sĩ Lorca và cả vẻ đẹp Việt Nam trong sự đồng cảm sẻ chia của Thanh Thảo

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

bài thơ đàn ghi ta của lor-ca ngữ văn 12

nội dung bài đàn ghi ta của lor-ca

Đàn ghi ta của Lorca có màu gì

Đàn ghi ta của Lorca tác giả

Đàn ghi ta của lorca sáng tác năm nào

Đàn ghi ta của Lorca lý thuyết

Đàn ghita của Lorca có mấy màu

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo