trung tâm gia sư biên hòa

Bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh

Trung tâm gia sư Dĩ An Bình Dương thấy rằng bài thơ “Chiều tối” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc cho phong cách thơ của Hồ Chí Minh. Tác phẩm được viết sau bốn tháng Người bị cầm tù. “Chiều tối” được khởi hứng ở cuối chặng đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào lúc chiều tối giữa núi rừng. Văn bản được trích trong chùm thơ năm bài. Đây là bài thơ thứ ba và cũng là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập “Ngục trung nhật ký”. Bài thơ được viết theo thể thơ đường luật thất ngôn bát cú.
“Quyển điểu quy lâm tầm túc thục
Cô vân mạn man độ thiên không.”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.)

trung-tam-gia-su-o-di-an-binh-duong-phan-tich-bai-chieu-toi
Hai câu thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên khi chiều tà. Và để miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, Hồ Chí Minh đã mượn những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ: cánh chim mỏi, chòm mây cô đơn…
“Chìm mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
(ca dao)
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
(Bà Huyện Thanh Quan)
“Chim hom thoi thót về rừng”
(Nguyễn Du)
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn.”
(Lí Bạch)
Gia sư Bách Khoa Bình Dương thấy rằng những hình ảnh này có nét tương đồng với hoàn cảnh của người tù trong suốt một ngày chuyển lao nhưng cũng có những điểm khác biệt: cánh chim mỏi được tìm về với tổ ấm của nó; chòm mây cô đơn được tự do, lơ lửng giữa tầng không còn người tù vẫn bị xiềng xích chưa có chỗ dừng chân. Cách quan sát thiên nhiên cho thấy tâm hồn khoáng đạt, thanh cao của nhân vật trữ tình. Đằng sau bức tranh thiên nhiên ấy là chân dung của một người tù – người chiến sĩ cộng sản đầy lạc quan và tin tưởng.
Hai câu thơ là sự miêu tả sắc nét về hình ảnh con người giữa núi rừng vào buổi chiều tà:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
( Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách bước dồn.)

gia-su-bach-khoa-binh-duong-phan-tich-bai-chieu-toi
Trung tâm gia sư ở Dĩ An Bình Dương cho rằng bức tranh sinh hoạt của con người được thể hiện qua những hình ảnh thơ đến bất ngờ: cô gái xay ngô và lo than rực hồng. Hình ảnh cô thôn nữ không được miêu tả cụ thể, chi tiết mà được hiện lên qua ánh sáng của ngọn lửa ấm nồng. Vẻ đẹp của con người như càng chân thật và rõ nét hơn qua dáng vẻ khỏe khoắn, tư thế lao động chăm chỉ khi chiều sắp tàn. Buổi chiều tối nơi rừng núi đối với một người tù bị xiềng xích, bị giải đu đúng là lẽ rất cô đơn, buồn bã nhưng, trái lại, ta lại thấy niềm lạc quan tin tưởng hướng tới tương lai tươi sáng của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Chính chữ “hồng” ở cuối bài thơ đã làm nên điều đó.
Như vậy, với hình ảnh thơ độc đáo, vừa quen thuộc vừa mới mẻ; biện pháp điệp liên hoàn được sử dụng đặc sắc; có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại…Bài thơ “Chiều tối”(Mộ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn tả sâu sắc bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người, hiện lên hình ảnh một con người đầy lạc quan, khoáng đạt, vượt lên trên hoàn cảnh để cảm nhận cuộc sống, thiên nhiên, hướng về tương lai tươi sáng

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Lời bài thơ Chiều tối

Dàn ý bài thơ Chiều tối

Liên hệ mở rộng bài Chiều tối

Nội dung bài thơ Chiều tối

Bài thơ Chiều tối lớp 11

Mở bài bài thơ Chiều tối

chiều tối (mộ)

Cảm nhận bài thơ Chiều tối

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo