trung tâm gia sư biên hòa

Bình luận về tác phẩm vợ nhặt của Kim Lân

Gia sư ở Bình Dương thấy rằng “Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác năm 1945, lấy bối cảnh là nạn đói kinh hoàng năm 1945 để nói lên sự cùng cực, đau khổ của người dân kháng chiến. Nhưng trong cái khổ cực ấy, niềm tin về một hạnh phúc và khao khát sống được vực lên cháy bỏng cũng như cho thấy sự sống có thể phát xuất từ cái chết. “Vợ nhặt” là một cuộc trao tranh giữa bóng tối với ánh sáng, giữa cái chết và sự sống.

gia-su-o-binh-duong-chia-se-anh-nan-doi-1945

Gia sư ở Bình Dương chia sẻ ảnh nạn đói năm 1945

        Có ý kiến cho rằng “Vợ nhặt” là một đám cưới nhỏ  nhoi giữa một đám ma khổng lồ. Cuộc hôn nhân giữa Tràng và người đàn bà là do cái chết dồn đuổi, hai con người nguyện gắn bó với nhau để nương tựa lẫn nhau. Tràng dắt người đàn bà về chính là hiện thân của sự sống, họ đi trong sự bao vây của cái chết với nhiều hình vẻ, khi là “người chết như gả rạ”, nằm la liệt khắp chợ ; khi là hình dáng xanh xám như bóng ma của người đang sống ; khi lại hiện lên qua hình ảnh “tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ” từng hồi thê thiết. Nhưng sự sống có bao giờ chán nản, sáng hôm sau khi dắt vợ về, các thành viên trong gia đình đã cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Chi tiết này nói lên rằng họ muốn tuyên chiến với cái chết, họ muốn có một cuộc sống khác. Sống và chết không bao giờ song hành với nhau, cái này loại trừ cái kia nhưng trong “Vợ nhặt” cái sống đang kiên nhẫn vượt lên cái chết.
    Gia sư Dĩ An Bình Dương thấy rằng kết cấu của “Vợ nhặt” đi theo trình tự thời gian, mở đầu bằng “một buổi chiều trời tối sầm lại vì đói” và kết thúc bằng “sáng hôm sau mặt trời lên bằng con sào”. Đây là một kết cấu đầy dụng ý để bộc lộ tư tưởng tác phẩm, “Vợ nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói nhưng lại là bài ca về sự sống.

gia-su-o-binh-duong-chia-se-tac-pham-vo-nhat
    Các chi tiết của truyện chạy theo mạch thời gian: Đôi vợ chồng dắt nhau về nhà trong không khí ảm đạm, nhưng họ đi tới đâu thì ánh sáng theo tới đó. Đầu tiên là “có cái gì tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát tối tăm” của người dân xóm ngụ cư khi Tràng về với người đàn bà. Tiếp đến là tối hôm ấy trong căn lều rúm ró rách nát, người đàn bà được thắp sáng bởi chiếc đèn dầu của Tràng. Rộng hơn là tự cuộc hôn nhân của họ thắp lên thì sự lạnh lẽo cũng bị xua đi, thắp đèn lên thì sự vui sống hạnh phúc cũng được nhen lên. Sáng hôm sau, ngôi nhà trở nên “quang quẻ” hơn, mọi người có sức sống hơn.
    Tuy nhiên, ngọn đèn dầu của Tràng chỉ xua tan được bóng tối trong căn lều nhỏ. Còn bóng tối bao trùm cả không gian nghệ thuật truyện thì cần có thứ ánh sáng lớn hơn, mãnh liệt hơn. Đó là ánh sáng từ lá cờ đỏ sao vàng, ánh sáng của Cách mạng. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “lá cờ đỏ sao vàng phấp phới”-một kết thúc nhân văn và có hậu.
Gia sư Tri Thức Bình Dương cho rằng “Vợ nhặt” của Kim Lân đã thể hiện một tư tưởng nghệ thuật rất sâu sắc: nảy sinh trên mảnh đất chết choc nhưng sự sống không bao giờ chán nản, vẫn vươn lên phía trước, vươn ra ánh sáng. Sự sống có thể sinh ra từ cái chết nhưng không bao giờ đồng hành cùng cái chết.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Phê bình văn học về tác phẩm Vợ nhặt

Lí luận văn học về tác phẩm Vợ nhặt

Những nhận định về tác phẩm Vợ nhặt

Vợ nhặt liên hệ với tác phẩm nào

Dẫn chứng liên hệ Vợ nhặt

Đánh giá - tác phẩm Vợ nhặt

Nhận định về truyện ngắn

Liên hệ mở rộng bài Vợ nhặt

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo