trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận vẻ đẹp của sông hương trong tác phẩm Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông

Trung tâm gia sư Bình Dương cho rằng với những trải nghiệm sâu sắc và kiến thức phong phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường  đã khái quát: “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển xứ Huế và dân ca Huế.
Nhà văn củng cố nhận định của mình từ sự chiêm nghiệm về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Du. Đại thi hào của dân tộc không những từng lênh đênh trên dòng Hương giang “với một phiến trăng sầu” mà còn đem vào những trang Kiều “âm hưởng sâu thẳm của Huế”, “dòng sông đáy nước in trời và những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hoài của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết…”, đặc biệt là giai điệu âm nhạc cổ điển Huế vào “những bản đàn đi suốt đời Kiều”. Sự lí giải có vẻ bất ngờ và lí thú của nhà văn về âm nhạc trong “Truyện Kiều” không phải là những suy đoán ngẫu nhiên.

hue-mong-mo

Bởi khi sáng tác tác phẩm vĩ đại nhất của đời mình. Gia sư Bình Dương Tp Thủ Dầu Một Bình Dương thấy rằng Nguyễn Du chỉ mượn lấy cốt truyện “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân để phổ vào đấy điệu nhạc của hồn mình- một điệu đậm lời tình tự của quê hương, xứ sở. Do đó, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều đến câu: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”, người nghệ sĩ già từng chơi đàn hết nửa thế kỉ ở đất kinh thành đã chỉ vào trang Kiều mà thốt lên: “Đó chính làm tứ đại cảnh!”- một điệu nhạc Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn phát hiện có “một dòng thi ca về sông Hương”. Thú vị hơn là: “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng- lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực rất “Kiều”, rất “Kiều” trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả “Từ ấy”. Mỗi thi nhân đều yêu dòng sông Hương bằng tình yêu riêng của mình để rồi từ đó tìm thấy những cảm hứng riêng độc đáo.
Dạy kèm Bình Dương cho rằng Sông Hương là không gian, cảnh sắc Huế, nhưng cũng là thời gian và lịch sử đất kinh thành. Đất mẹ VN có chiến tranh, mỗi vùng đất của Tổ quốc đều oằn mình trong bom đạn. Kinh thành Huế với bao di sản, dòng Hương giang với bao vẻ đẹp cũng chung số phận ấy. Sông Hương là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử, những biến thiên của đất nước. Đã có một thời sông Hương mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc. Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên thùy thời vua Hùng, thời Đại Việt.

song-huong-xu-hue

Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ. “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”: đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển, chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968.
Sông Hương đã gắn liền với lịch sử của Huế, lịch sử dân tộc. Dòng sông đã mang trong dòng chảy của nó cả máu, nước mắt và chiến công chói lọi của đất nước. Vì thế nhà văn gọi sông Hương “là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Đó là vẻ đẹp sử thi mà trữ tình, hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng, tươi mát, ghi dấu những thế kỉ vinh quang của dân tộc. Sau khi hiến mình làm nên những chiến công hiển hách theo lời gọi của non sông, sông Hương cũng như người dân Châu Hóa, trở về cuộc sống sinh hoạt đời thường, làm người con gái dịu dàng của Huế. Cũng như tấm áo điều lục của những cô dâu Huế, giấu đằng sau là màu đỏ chói lọi, chỉ để bên ngoài một tấm voan xanh chàm làm thành màu tím Huế ẩn hiện thấp thoáng như sương khói huyền ảo.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Sông Hương dòng sông của lịch sử và thi ca

Cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông

Cảm nhận hình tượng sông Hương

Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn

Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn và ngoại vi thành phố

Từ đây, như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên

cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông hương trong đoạn trích từ đây, như đã tìm đúng đường về

Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo