Nội dung
Dạy kèm Bình Dương cho rằng nghệ thuật là sự lên tiếng của cái độc đáo. Mỗi nhà văn chân chính bao giờ cũng tự tạo cho mình một giọng điệu riêng. Với Thạch Lam, đó là giọng điệu của sự "tâm tình". Viết về ông, nhà phê bình Phan Cự Đệ cho rằng: "Đọc Thạch Lam, người ta thấy một phong cách truyện ngắn rất riêng: truyện ngắn tâm tình."( Truyện ngắn Việt Nam - lịch sử - thi pháp - chân dung, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007) Đọc văn Thạch Lam, ở bất kì văn phẩm nào, ta cũng nghe thấy giọng thủ thỉ, tâm tình của nhà văn.
"Truyện ngắn tâm tình" - hiểu một cách giản đơn, nó là những lời tâm sự, thầm thì, nhẹ nhàng của nhà văn về cuộc đời và con người với những tình cảm bình dị, chân thực nhất. Dạy kèm Bình Dương thấy rằng chỉ bốn chữ ngắn gọn - "truyện ngắn tâm tình", nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ đã khái quát cụ thể nét phong cách nghệ thuật đặc trưng của văn chương Thạch Lam: lời tâm sự, mối quan hoài, niềm thương cảm của Thạch Lam dành cho con người và cuộc đời.
Thạch Lam là một trong những cây bút tiêu biểu và đặc sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Thạch Lam (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, là thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông sinh tại Hà Nội, nhưng nhiều năm tháng tuổi trơ sống ở huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương. Ông làm báo, viết văn và trở thành một trong những cây bút chủ chốt của các báo "Phong hóa", "Ngày nay"... Sáng tác của Thạch Lam gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút nhưng đặc sắc nhất vẫn là truyện ngắn. Nhận xét về cuộc đời Thach Lam, Nguyễn Công Thắng từng chia sẻ: "Thạch Lam mất lúc ba mươi hai tuổi. Tài hoa - mệnh yểu, sự giễu cợt của số phận quay trọn vòng quay của nó, con người tài hoa đó đã kịp hoàn tất chân dung văn học của mình, và bằng cách đó, ông đã lách được ra khỏi cơn lốc xoáy nghiệt ngã của thời gian." (Thạch Lam trong "Gió lạnh đầu mùa")
Dạy kèm Bình Dương thấy rằng bao thập kỉ đã trôi qua, Thạch Lam đã không còn tồn tại trên cõi đời này với chúng ta. Nhưng, những lời tâm tình của ông vẫn còn mãi muôn đời, hôm nay và cả mai sau nữa. Bởi đó là những lời tâm sự chân thành nhất, giàu cảm xúc nhất về con người và cuộc đời. Và tự bao giờ, nó cũng là "luồng gió lạnh đầu mùa" làm rung động bao trái tim độc giả để họ xích lại gần nhau hơn, cảm nhận và sẽ chia nỗi đau đời, biến suy phai bạc của thời thế. Đó chính là sức mạnh trường tồn, là giá trị nhân văn cao đẹp của văn chương Thạch Lam bấy lâu nay.
HOA TIÊU
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: