Nội dung
Trung tâm gia sư Bình Dương thấy rằng Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại Quảng Ngãi. Cũng như một số cây bút cùng thời với mình như Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy,… vào chiến trường, Thanh Thảo vừa tham gia chiến đấu vừa sáng tác văn học. Và ông cũng sớm khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn thơ ca chống Mỹ.
Nhà thơ tốt nghiệp khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó ông trực tiếp tham gia chiến đấu ở miền Nam. Từ sau năm 1975, ông hoạt động văn nghệ và báo chí. Nhà thơ từng giữ một số chức vụ quan trọng như Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội đồng văn Việt Nam, Chủ tịch Hội văn học Quảng Ngãi. Ông được mọi người nhắc đến với các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. Các tác phẩm nổi tiếng của Thanh Thảo như Những người đi tới biển (1977), Khối vuông Ru- bích (1985), Những ngọn sóng mặt trời (1994- Trường ca), Cỏ vẫn mọc (2002- Trường ca),… Những năm gần đây ông viết báo và tiểu luận phê bình, nhưng đóng góp quan trọng nhất của ông vẫn là thơ ca.
Trung tâm gia sư Bình Dương cho rằng Thanh Thảo xuất hiện trên bầu trời thi ca Việt Nam vào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những trang thơ của ông viết từ chiến trường miền Nam khói lửa, ác liệt, nóng bỏng, dữ dội, trần trụi đã tạo được nét riêng: “Cả thế hệ xoay trần đánh giặc/ Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua sông”. Bằng tất cả tâm huyết của mình, Thanh Thảo đã từng viết: “Hạnh phúc nào cho tôi /Hạnh phúc nào cho anh /Hạnh phúc nào cho chúng ta /Hạnh phúc nào cho đất nước...” Đối với nhà thơ đó là những câu hỏi luôn trăn trở, không thể nào nguôi được.
Thanh Thảo đã viết những vần thơ về chiến tranh đầy suy tư về số phận của nhân dân, Tổ quốc. Đọc bài thơ còn rất “trẻ”, ta thấy Thanh Thảo không bồng bột, nông nổi mà ý thức rõ cái tôi cá thể, ý thức rất rõ về giá trị cuộc sống và sinh mệnh của bản thân nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng: “chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc” (Những người đi tới biển). Quả thực, tuổi hai mươi làm sao mà không tiếc, nhưng vì Tổ quốc họ chấp nhận hi sinh tất cả. Đúng là những lẽ sống cao đẹp.
Trung tâm gia sư Bình Dương thấy rằng thơ Thanh Thảo rất khác với các nhà thơ cùng thời khác. Bởi lẽ thơ ông là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống. Nhà thơ luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Đặc biệt, khi viết về đề tài nào cũng đậm chất triết lí, hướng người đọc tới những vẻ đẹp của nhân cách: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do.
Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xênhin, Lor-ca... Thơ Thanh Thảo chủ yếu hướng vào hiện thực cuộc sống đời thường với những trăn trở về con người và những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Tuy nhiên không vì thế mà thơ Thanh Thảo bớt đi tính trí tuệ. Ngược lại, chất trí tuệ trong thơ ông được nâng lên một tầm khái quát mới. Những vấn nạn của cuộc sống, sự giả dối của con người, cùng bao nhiêu cái xấu, cái ác nhan nhản tồn tại xung quanh khiến Thanh Thảo phải chạnh lòng.
Trung tâm gia sư Bình Dương thấy rằng Thanh Thảo là nghệ sĩ có ý thức cách tân rất rõ rệt. Vậy nên hôm nay và mãi đến mai sau, chắc chắn sự nghiệp thơ của nhà thơ Thanh Thảo sẽ mãi mãi trong xanh, ngọt ngào và rực sáng như những vì sao trên nền trời thi ca Việt Nam.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: