trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ

Gia sư Bách Khoa Bình Dương thấy rằng đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” thuộc tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Văn bản từ câu 193 đến câu 228. Đây là một trong những đoạn thơ hay và tiêu biểu nhất của tác phẩm, thể hiện sâu sắc tâm tư, tình cảm, nghĩ suy cũng như những quan niệm nhân sinh, quan niệm về hạnh phúc và lăng kính cuộc sống qua cách nhìn của nhà thơ đa tài Đặng Trần Côn. Đến với đoạn thơ, ta hiểu hơn nhiều điều về xã hội thuở trước, đồng thời cảm nhận thêm được một khía cạnh khác về cuộc sống, con người cũng như phong cách sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.
Đoạn một của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” với mười sáu dòng thơ đầu đã diễn tả sâu sắc nỗi cô đơn, lẻ bóng và sầu muộn triền miên của người chinh phụ thuở xưa. Bằng cách miêu tả tâm trạng qua hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần: một mình dạo hiên vắng, kéo rèm lại buông rèm…hình ảnh con người hiện lên trong nỗi khắc khoải mong chờm, đầy nhớ mong đang thương xót. Không chỉ vậy, tác giả Đặng Trần Côn còn miêu tả tâm trạng của người chinh phụ qua tư thế của một mình đối bóng với ngọn đèn khuya, ngày đêm trông chờ tin chồng trong trạng thái rối bời, lẻ loi, đơn chiếc. Không chỉ vậy, người con gái ấy còn mang nặng nỗi sầu muộn triền miên, dai dẳng đầy da diết. Cách cảm nhận về thời gian tâm lí rất độc đáo.

gia-su-bach-khoa-binh-duong-phan-tich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu

Thời gian chờ đợi cứ lặp đi lặp lai một cách đều đặn và đơn điệu. Thời gian trôi qua một cách chậm chạm, nặng nề và vô nghĩa. Người chinh phụ muốn thoát khỏi thực tại ê chề nên đã tìm đến những thú vui, gắng gượng tìm cách thoát ra sự cô đơn nhưng bất lực, càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng. Người con gái ấy đã sống trong nỗi sầu muộn triền miên, tìm mọi cách để thoát khỏi tâm trạng nhưng bất lực nên càng cảm thấy nặng nề hơn.
Trung tâm gia sư ở Dĩ An Bình Dương cho rằng đoạn thơ thứ hai với mười hai câu tiếp theo là sự bộc bạch nỗi nhớ thương chồng nơi phương xa. Cảnh khiến lòng người thêm ảm đạm. Người chinh phụ có khát khao cháy bỏng muốn gửi lòng nhớ nhung của mình đến nơi biên ải xa xôi, mong chồng thấu hiểu sẽ chia, sớm quay trở về đoàn tụ. Khát khao của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian là quá lớn. Người chinh phụ quay trở lại thực tại trong cảnh vật tàn tạ, thê lương khiến lòng người thêm đau đớn, xót xa. Đoạn thơ là nỗi nhớ thương đau đáu đối với người chồng nơi phương xa và nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh hiện tại của bản thân.
Đoạn thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của tác giả Đặng Trần Côn với những dòng thơ cuối đã thể hiện sâu sắc nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của nhân vật trữ tình. Cảnh hoa  - nguyệt giao hòa khiến người chinh phụ bồi hồi, khát khao hạnh phúc lứa đôi. Nỗi khát khao đó gắn liền với tiếng thở dài não nuột vì người chinh phụ ý thức rõ về tình cảnh cô đơn hiện tại của mình. Văn bản vì thế đã bộc lộ nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu khẳng định quyền sống của con người – một nhu cầu rất mới và cũng rất chính đáng của bất cứ ai vào thời điểm ấy.

tien-chong-ra-tran
Ngày nay, cuộc sống xã hội đã khác, ngày càng hiện đại hơn, nhu cầu về hạnh phúc của con người cũng khác và được chú trong hơn. Tuy thế, những giá trị nhân văn của tác phẩm này vẫn còn đúng đắn và phù hợp với thực tế ngày nay. Bởi lẽ, “Chinh phụ ngâm” chính là tiếng gọi thống thiết về quyền sống, quyền được hạnh phúc của con người, nhằm mục đích đem đến cho chúng ta một cuộc sống mới, vui vẻ và đáng sống hơn nữa.
Trung tâm gia sư Bình Dương nhận thấy đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” với bút pháp tả cạnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật; ngôn từ chọn lọc, đặc biệt khai thác và sử dụng tài tình, hợp lý hành loạt từ láy; sử dụng đắc địa nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật… Như vậy, “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của nhà thơ Đặng Trần Côn thông qua việc miêu tả nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ với những sắc thái khác nhau đã thể hiện rõ nét tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và bày tỏ nỗi khát khao được sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ nói riêng, của con người nói chung.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu đầu

Văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Cảm nhận về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu đầu

Cảm nhận Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn nhất

Cảm nhận Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 16 câu đầu

Cảm nhận Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối

Dàn ý Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Cảm nhận Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nàng cao

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo