Gia Sư Bình Dương Thủ Dầu Một thấy rằng Xuân Quỳnh là cây bút nữ xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại. Bà được mệnh danh là nữ thi sĩ của tình yêu, cuộc đời tác giả có lẽ chỉ gói gọn trong hai chữ “thơ” và “yêu”. Trong đề tài chung ấy, Xuân Quỳnh cũng góp một thi phẩm về tình yêu mang nét riêng, độc đáo: “Sóng” được sáng tác năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” là bài thơ mà tác giả dùng hình tượng sóng để nói về tâm trạng người phụ nữ khi yêu.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Sóng luôn luôn tồn tại thành những nét đối nghịch: “dữ dội”, “ồn ào”-“dịu êm”, “lặng lẽ”. Sóng dịu nhẹ, lặng yên khi trời yên biển lặng ; vồ vập, “dữ dội” khi trời nổi cơn giông bão. Tâm trạng người con gái khi yêu cũng có những lúc tương đồng: vui đấy rồi buồn đấy, giận hờn rồi lại yêu thương. Đó cũng chính là gia vị của tình yêu.
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Sóng có lẽ không thích hợp với những không gian nhỏ hẹp (sông). Hành trình của sóng là hành trình từ bỏ những không gian nhỏ hẹp để đến với không gian rộng lớn:”sóng tìm ra tận bể” . Ra tới biển cả, sóng mới được là chính mình, mới thổi bùng những khát vọng mạnh mẽ.
Tâm trạng người phụ nữ khi yêu và tình yêu chân chính nói chung không chấp nhận sự vị kỉ. Bản chất của tình yêu là lòng vị tha, hy sinh cao thượng “tình yêu là niềm say mê làm người khác được hạnh phúc” (Sile).
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế”
Sóng là vĩnh hẵng, sự vĩnh hằng của sóng gắn liền với biển cả. Nam nữ khi yêu nhau cũng thường “thề non hẹn biển”, họ muốn lấy cái trường cửu của thiên nhiên để thể hiện sự bền chặt của tình yêu. Con sóng ngày xưa, ngày nay và ngày sau vẫn thế, vẫn luôn tồn tại những nét đối cực, vẫn khao khát những chân trời rộng mở.
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại, rất nhân bản và nhân văn. Phải chăng tình yêu không có tuổi? Đúng! Nhưng một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và ham hố chỉ có ở tuổi trẻ-phần “ngon nhất” của cuộc đời người.
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu.”
Gia sư dạy kèm Bình Dương thấy rằng bằng nghệ thuật thơ ngũ ngôn, hình ảnh thơ gần gũi mà sâu sắc, hai khổ thơ đầu đã thành công trong việc dùng hình ảnh của những con sóng để miêu tả tâm trạng người phụ nữ khi yêu. Đó cũng chính là nét nổi bật, điểm độc đáo hoàn toàn khác lạ của bài thơ này so với những tác phẩm khác thuộc cùng thể tài viết về sóng. Qua đó, Xuân Quỳnh đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ và tinh tế về tình yêu của người phụ nữ cũng như những cảm xúc đan xen đầy phong phú, đa dạng. Yêu là sống hết mình vì người mình yêu bằng tất cả mọi cảm xúc giản dị và chân thực nhất của con người. Chỉ có khi yêu một cách chân thành và thủy chung nhất, con người mới có thể cảm nhận được hết những vẻ đẹp của tình yêu đôi lức. Và tình yêu ấy sẽ trở thành nguồn động lực to lớn và vững bền nhất để chúng ta chiến thắng tất cả, cố gắng hết sức mình để tạo ra những gì tốt đẹp làm giàu đẹp cho đời sống cá nhân và cuộc sống xã hội. Phải chăng, đó cũng chính là những điều mà thi sĩ Xuân Quỳnh của chúng ta muốn gửi gắm thông qua bài thơ “Sóng” này? Bởi lẽ, thi phẩm là cõi lòng, là cảm xúc dồn nén ở tận sâu trong tâm hồn của người nghệ sĩ muôn đời và cũng là những nghĩ suy sâu sắc đã trở thành những tư tưởng đúng đắn và mang tầm phổ quát cao.
Gia sư tại Bình Dương nhận thấy tình yêu là một đề tài quen thuộc của thơ ca mọi thời đại và “Sóng” là một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã trải qua nhiều biến cố thì giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu thì vẫn tồn tại mãi trong trái tim mặn nồng của bà
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: