Nội dung
Gia sư Dĩ An Bình Dương xin giới thiệu: Nhà văn Lỗ Tấn sinh năm 1881, mất năm 1936. Ông có họ Chu, tên là Chương Thọ - Thụ Nhân, quê ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ "Lỗ". Thuở nhỏ ông thường đi học muộn, ông đã tự tay cầm dao thích chữ Tấn trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút. Lỗ Tấn sớm có khuynh hướng tư tưởng tiến bộ. Ông trở thành nhà văn khi đất nước lạc hậu, ốm yếu, què quặt, xã hội giữa chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Ông học trường khai mỏ, sau đó là trường quân sự hàng hải, làm nghề y và cuối cùng tìm đến với văn chương, sáng tạo nghệ thuật như một cách để chữa trị căn bệnh tinh thần thần của dân tộc – con đường “cứu vong”.
Về sự nghiệp sáng tác, Lỗ Tấn có các tác phẩm tiêu biểu như: “Gào thét”; “Bàng hoàng”; “Chuyện cũ viết lại”; “AQ chính truyện”, … Ông sáng tác trên nhiều thể loại: làm thơ, dịch tác phẩm văn học, viết lí luận văn học nghệ thuật… Với phong cách giàu tính chiến đấu, vừa trữ tình vừa châm biếm, văn chương của Lỗ Tấn thể hiện tinh thần âu lo, nỗi bi quẫn sâu sắc trước thời đại. Như vậy, ông là người có nhiều đóng góp nhiều nhất cho nền văn học Trung Quốc đầu thế kỉ hai mươi trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức với nhiều nét đổi mới, phát triển trên thể loại tạp văn. Với những cống hiến đó, Lỗ Tấn được tôn vinh như là linh hồn của dân tộc Trung Hoa.
Gia sư Tri Thức Bình Dương nhận thấy tác phẩm “Thuốc” được sáng tác vào tháng 4 năm 1919, trong không khí cuộc vận động hưởng ứng Ngũ Tứ (4/5): học sinh, sinh viên có quyền được hưởng tự do, dân chủ. Văn bản được in lần đầu vào năm 1919 trên tạp chí “Tân thanh niên”, sau đó được đưa vào tập “Gào thét” (1923).
Nhan đề “Thuốc” là một nhan đề có nhiều nét nghĩa. “Thuốc” chính là phương thuốc chữa bệnh lao được nhắc đến trong truyện, đồng thời qua đó tác giả muốn gửi gắm đến người đọc yêu cầu: cầu thứ thuốc chữa căn bệnh mê muội. Và trên tất cả, chúng ta cần phải tìm ra phương thuốc làm cho quần chúng hiểu sự nghiệp của cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Đó là con đường nhanh nhất và đúng đắn nhất để cứu nước, cứu dân khỏi con đường sai trái, góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, phát triển giàu mạnh, vững bền, trường tồn với thời gian và không gian.
Với hình tượng ngôn từ giàu tính biểu tượng, kết cấu truyện chặt chẽ, hợp lí, lối kể chuyện tự nhiên, có sức hấp dẫn và lôi cuốn, tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn đã giáng một hồi cảnh tỉnh: nhân dân không được “ngủ say trong cái nhà hẹp bằng sắt” và người cách mạng không được “bôn ba trong chốn quạnh hiu”. Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc khác để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội của tinh thần. Tác phẩm là câu hỏi lớn của Lỗ Tấn dành cho thời đại lúc bấy giờ và đến tận hôm nay?
Gia sư Bình Dương cho rằng văn chương nghệ thuật chân chính luôn vượt qua mọi quy luật băng hoại của không gian, thời gian. Bao nhiêu thập kỉ đã trôi qua, xã hội ngày càng thay đổi, chuẩn mực thẩm mỹ của con người đã khác nhưng giá trị mà tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn vẫn còn đó, im đậm trong trái tim mỗi chúng ta. Văn bản này không chỉ là một sáng tạo nghệ thuật mà nó đã trở thành một viên kim cương sáng của mọi thời đại. Chúng ta – người đọc hôm nay có quyền tự hào về điều đó. Và tương lai sau này cũng vậy.