trung tâm gia sư biên hòa

Bài thơ đọc tiểu thanh kí

 Gia sư Tri Thức Bình Dương thấy rằng Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”. Đa số các tác phẩm của ông đều viết về con người, đặc biệt là người phụ nữ. Ngoài tác phẩm nổi tiếng của ông là Truyện Kiều ra thì còn có một bài thơ khiến người đọc vô cùng ấn tượng khác được in trong Thanh Hiên thi tập. Đó là tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí. Bài thơ là lời cảm thông cho thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh vừa là lời giãi bày tâm sự của Nguyễn Du.
       Tiểu Thanh là một cô gái tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu nhà Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm vợ lẽ một thương gia giàu có,bị vợ cả đánh ghen và bắt nhốt trong một ngôi nhà xây biệt lập trên núi Cô Sơn. Tiểu Thanh buồn mà chết giữa lúc tuổi mười tám.
                          “ Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
                           Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

gia-su-tri-thuc-binh-duong-chia-se-anh-nang-tieu-thu
       Gia sư Tri Thức Bình Dương thấy rằng vườn hoa bên Tây Hồ biến thành bãi đất hoang hết. Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.Thắng cảnh Tây Hồ ngày nào đẹp đẽ, thơ mộng là thế, nay bỗng chốc cũng thê lương theo cái chết của nàng Tiểu Thanh. Ôi…sao mà nhức nhói, xót xa. Câu thơ là lời Nguyễn Du than thở cho sự tàn lụi của cảnh đẹp thiên nhiên hay phải chăng là cảm xúc của nhà thơ trước những đổi thay xã hội bấy giờ.
                          “Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
                          Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
        Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Cái chết oan ức của nàng để thương để tiếc cho bao người. Đến cả những vật vô tri vô giác như son, phấn còn xót thương cho cái chết của nàng chứ huống chi là người đa sầu đa cảm như Nguyễn Du. Một cô gái tài sắc vẹn toàn cuối cùng phải chết đi trong sự cô đơn giữa cái tuổi đang đẹp nhất. Nhưng còn tàn nhẫn hơn! Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ của nàng, may còn sót một số bài được người đời chép lại. Người đã không còn đến văn chương_ cái hoàn toàn vô tội cũng không buông tha. Câu thơ không chỉ là lòng tiếc thương mà còn hàm ý tố cáo thói tục phong kiến độc ác đã chà đạp lên con người. Hơn thế nữa, hai câu thơ còn là sự khái quát số phận bi thảm của những trang tài tử, những bậc nữ lưu trong xã hội xưa.

gia-su-tri-thuc-binh-duong-chia-se-anh-nang-tieu-thanh

Gia sư Tri Thức Bình Dương chia sẻ ảnh nàng Tiểu Thanh

       Cảm xúc dâng trào để rồi Nguyễn Du phải thốt lên:
                        “Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
                         Phong vận kỳ oan ngã tự cư.”
      Gia sư Tri Thức Bình Dương cho rằng những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm thương cảm của lòng mình. Ông cho rằng tất cả đều do ông trời đã định từ trước. Hơn nữa với ông đó không phải là nỗi hận nhỏ của riêng cho số phận Tiểu Thanh mà là nỗi hận truyền kiếp từ xưa tới nay của giới giai nhân tài tử. Tài hoa bạc mệnh, phải chăng đã là quy luật bất di bất dịch của tạo hóa ? Nguyên nhân là do đâu? Nỗi oan đó đã tích tụ thành nỗi oán hờn to lớn mà không biết hỏi ai, khó mà hỏi trời vì trời cũng không sao giải thích được (thiên nan vấn). Do đó mà càng thêm hờn, thêm hận. “Phong vận kì oan ngã tự cư”_ Nguyễn Du đã nhập thân vào Tiểu Thanh để nói lên những điều bao đời nay vẫn cứ mãi băn khoăn, dằn vặt. Đã biết là “ Chữ tài liền với chữ tai một vần” mà bao thế hệ văn nhân tài tử vẫn tự mang nó vào mình.
       Càng ngẫm nghĩ, nhà thơ càng thương tiếc Tiểu Thanh và càng thương thân phận mình. Từ thương người, ông chuyển sang thương thân:
                          “Bất tri tam bách dư niên hậu,  
                           Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

gia-su-tri-thuc-binh-duong-chia-se-anh-ho-sen
      Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, người đời ai khóc Tố Như chăng ? Hơn ba trăm năm nữa là con số tượng trưng cho một khoảng thời gian rất dài. Ý Nguyễn Du muốn bày tỏ là giờ đây, một mình ta khóc nàng, coi nỗi oan của nàng như của ta. Vậy sau này liệu có còn ai mang nỗi oan như ta khóc cho ta chăng? Mong muốn đến tha thiết của Nguyễn Du chính là tìm được một tri kỉ, hiểu mình và đồng cảm với mình. Con người ấy giàu lòng yêu thương nhân hậu, luôn khao khát sự cảm thông của người đời. Có thể thấy rằng hiện tại nhà thơ vô cùng cô đơn vì chưa tìm thấy người đồng cảm trong hiện tại nên đành gửi hi vọng da diết ấy vào hậu thế. Hi vọng thế hệ sau sẽ có người hiểu cho Tố Như cũng như đồng cảm cho thế hệ tài tử.
        Gia sư Tri Thức Bình Dương nhận thấy bài thơ cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết chừng nào ! Nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Nguyễn Du không chỉ thương người đang sống mà thương cả người đã khuất mấy trăm năm. Thương người, thương mình, đó là biểu hiện cao nhất của đạo làm người. Đời người hữu hạn mà nỗi đau con người thì vô hạn. Giống như truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Độc Tiểu Thanh kí chữ Hán

Đọc Tiểu Thanh kí thể thơ

Nội dung Đọc Tiểu Thanh kí

Độc Tiểu Thanh kí nâng cao

Độc Tiểu Thanh kí dịch thơ

Hoàn cảnh sáng tác Đọc Tiểu Thanh kí

Đọc Tiểu Thanh kí lớp 10

Lối bài thơ Độc Tiểu Thanh kí

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Đọc Tiểu Thanh kí

Đọc Tiểu Thanh kí - tác giả - tác phẩm

Thuyết minh Đọc Tiểu Thanh kí

Đọc Tiểu Thanh kì wiki

đọc tiểu thanh kí - tác giả

Đọc Tiểu Thanh kí Nguyễn Du

Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí Nguyễn Du xứng mình là gì


 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo