trung tâm gia sư biên hòa

Vẻ đẹp của tiếng sáo trong tác phẩm vợ chồng a phủ

Gia sư Bình Dương cho rằng nhạc và họa là những yếu tố không thể thiếu của nghệ thuật chân chính muôn đời. Để tạo nên đứa con tinh thần tuyệt phẩm "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã khéo sáng tạo và vận dụng cả hai chất liệu để ngợi ca sức sống tiềm tàng nhưng mãnh liệt của cô gái Mị.
gia su minh tri binh duong noi ve to hoai

Gia sư Bình Dương chia sẻ ảnh nhà văn Tô Hoài

 
Chi tiết tiếng sáo được xem như là hạt bụi vàng của tác phẩm. Đây là tác nhân vô cùng quan trọng, trực tiếp làm bừng sáng cuộc đời đen tối bấy lâu nay của Mị. Bốn lần tiếng sao được miêu trả chi tiết và độc đáo. Lần đầu, tiếng sáo xuất hiện "ngoài đầu núi". Nó "lấp ló vọng lại". Thứ âm thanh chưa rõ và tận nơi xa ấy đã tác động đến cảm xúc của Mị, làm Mị "thiết tha bổi hồi", trái tim dần rung động và dào dạt tình cảm. Lần thứ hai, tiếng sáo đến gần hơn bên Mị, ngay ở "đầu làng" nhưng "văng vẳng" chưa rõ. Gần hơn chút nữa, lần thứ ba, tiếng sáo "ngoài đường" "lửng lơ" ngưng đọng trong không gian xung quanh. Và cuối cùng, tiếng sáo "rập rờn" thấm vào, nhập vào tâm hồn Mị: "trong đầu Mị". Tiếng sáo được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng có sự biến đổi linh hoạt, mới mẻ. Nó được miêu tả theo trình tự không gian, từ ngoại cảnh trở thành một phần trong tâm hồn nhân vật, thôi thúc Mị hành động, sống dậy biết bao cảm xúc đã chìm lặng bấy lâu để được sống là chính mình, với đầy đủ những quyền lợi của một con người. Dựng lên chi tiết này, Tô Hoài đã truyền tải đến bạn đọc muôn đời những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân đạo vĩnh hằng.
gia su uy tin binh duong voi tac pham vo chong a phu
Tiếng sáo không chỉ tạo nên màu sắc văn hóa độc đáo, đặc trưng của người Mèo mà còn tạo nên cho tác phẩm một chất thơ bay bổng, lãng mạn. Hơn nữa, tiếng sáo còn là biểu tượng cho khát vọng tình yêu mãnh liệt, hạnh phúc ngàn đời của các chàng trai, cô gái nghèo xưa nay. Đây chính là tác nhân hợp lý, gắn liền với quá khứ tươi đep nên nó dễ tác động và đánh thức sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - "Mị có tài thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị suốt từ ngọn núi này sang ngọn núi khác." Và từ đó, xuôi theo dòng chảy của cốt truyện, Mị đã sống dậy, thức tỉnh ý thức và cảm xúc, sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc của một con người yêu sống mãnh liệt.
 
Trung tâm gia sư Dĩ An Bình Dương cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Nhớ đến nhà văn tài hoa, lịch lãm Tô Hoài, ta không thể nào quên nét độc đáo, mới mẻ của hình tượng đậm chất sáng tạo nghệ thuât - tiếng sáo. Chỉ là một yếu tố nghệ thuật rất nhỏ cấu tạo nên tác phẩm nhưng nó đã chứa dựng những giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc. Chính tiếng sáo đã làm nên bước ngoặt trong cuộc đời Mị, làm  nên bước chuyển mới trong mạch văn của tác phẩm.
 
HOA TIÊU
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Chi tiết tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

Cụm từ diễn tả âm thanh của tiếng sáo

Ý nghĩa của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân

Diễn biến tâm trạng của Mị trong mỗi lần tiếng sáo xuất hiện

Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn tiếng sáo Vợ chồng A Phủ

Tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ xuất hiện máy lần

Tiếng sáo có ý nghĩa gì đối với Mị

Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo

Cảm nhận chi tiết tiếng sáo và giọt nước mắt của A Phủ

Tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo