trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về bài thơ Tiếng Hát Con Tàu

Dạy kèm Bình Dương thấy rằng Chế Lan Viên là một nhà thơ xuất sắc trong phong trào thơ mới. Thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý:"chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" , khai thác triệt để các tương quan đối lập. Trong số những tác phẩm của ông, “Tiếng hát con tàu” là bài thơ nổi bât nói về cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên tham gia xây dựng Tây Bắc vào những năm 1958-1960 ở miền Bắc.

day-kem-binh-duong-chia-se-anh-che-lan-vien

Dạy kèm Bình Dương chia sẻ ảnh Chế Lan Viên

Tác phẩm được sáng tác năm 1960, in trong tập “Ánh trăng và phù sa.”
Bốn câu thơ đề từ đại ý nhắc tới hai hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ:”Tây Bắc” và “con tàu”.
“Tây bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc?
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc,chứ còn đâu.”
Gia sư Bình Dương Thủ Dầu Một cho rằng bốn khổ thơ đầu của bài thể hiện nỗi trăn trở của tác giả và khẳng định lại chân lý:”Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép.”
Nghe theo lời kêu gọi của Đảng, các văn nghệ sĩ ngày ấy đã đi thực tế Tây Bắc, Nguyễn Tuân cho ra đời “Tùy bút sông Đà”, Nguyễn Khải với “Mùa lạc” còn Chế Lan Viên lại không thể đi do bị bệnh, vì thế mà nhà thơ trăn trở. Đoạn thơ có rất nhiêu câu hỏi:“Con tàu này lên Tây Bắc,anh đi chăng?”, “Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?”. Đó là nỗi trăn trở của người nghệ sĩ chân chính khi hiểu được chân lý: nghệ thuật là cuộc sống, phải trở về với cuộc sống thì người nghệ sĩ mới nuôi dưỡng được tâm hồn. Lời mời gọi của đoàn tàu là lời mời gọi của cuộc sống, nó rất rộng, rất mới mẻ hơn cái khung trời chật hẹp của Hà Nội.
Với thế hệ nhà thơ tiền chiến thì Cách mạng tháng 8 và hai năm gian khổ kế tiếp chống Pháp giúp họ xác định được con người của mình. Ý nghĩa của nghệ thuật giúp họ trả lời những câu hỏi về đối tượng, mục đích, cách thức và nội dung của văn học.
“Ơi kháng chiến!Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau,còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.”

day-kem-binh-duong-chia-se-anh-tau-thuy
“Mười năm” là con số tả thực, “nghìn năm” có ý nghĩa biểu tượng. Nghệ thuật phải vượt lên trên nữa để trở về với mẹ tổ quốc, mẹ cuộc sống. Nếu người nghệ sĩ đóng lòng mình lại thì sẻ chẳng thể có thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung, vì khi đó, họ mất niềm tin vào con người, mất niềm tin vào cuộc đời thì dù cho họ có còn trẻ thế nào cũng không thể cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cuộc sống muốn đi vào nghệ thuật phải thông qua lăng kính của người nghệ sĩ.
Gia sư dạy kèm Bình Dương thấy rằng “Tiếng hát con tàu” là bài thơ trữ tình chính trị nhưng tác phẩm không chỉ đơn thuần minh họa cho sự kiện chính trị đương thời mà còn khúc hát về sự biết ơn, sự gắn bó nhân dân với đất nước của một tâm hồn cô đơn đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng nghệ thuật. Vị trí của người nghệ sĩ là cuộc sống của nhân dân, đất nước.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Bài thơ Tiếng hát con tàu

Nội dung nghệ thuật Tiếng hát con tàu

Bài giảng Tiếng hát con tàu

Tóm tắt Tiếng hát con tàu

Tiếng hát con tàu đọc hiểu

Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên

Nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn

 

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo