Nội dung
Gia sư Bình Dương Tp Thủ Dầu Một Bình Dương cho rằng Phạm Tiến Duật là nhà thơ khoác cho mình gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ, thơ của ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Trong số những tác phẩm của ông, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có hình tượng trung tâm người lính bộc đã lên một chất thơ rất riêng của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác năm 1970, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng một câu thơ dí dỏm nhưng mang tính thực tế rất cao:
“Không có kính không phải vì xe không có kính”
Đó là một hiện tượng phổ biến trên tuyến đường Trường Sơn. Hình ảnh những chiếc xe được giới thiệu khá độc đáo: xe “không có kính” không phải vì bản chất của chúng là “không có kính”. Câu thơ đọc lên giản dị như một lời văn xuôi vì thực ra, xa nào lại không có kính, nhưng những chiếc xe chạy trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt ấy thì không còn. Một thực tế khốc liệt là:
“Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.”
Điệp từ “bom” và động từ “giật”, “rung”như diễn tả sự dữ dội và ác liệt của chiến trường miền Nam. Thì ra, vì mưa bom bão đạn mà những chiếc xe vận tải Trường Sơn đã không còn những chiếc kinh để che mưa che gió cho người bộ đội.
Lời giải thích của người lính về chiếc xe đó còn chứa đựng những tâm trạng xót tiếc, xuýt xoa, lại có chút phân mua, thanh minh. Vì chưng với người lính lái xe, chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
Ở đoạn khác, tác giả miêu tả một cách chân thật và sinh động hơn về chiếc xe:
“Không có kính, rồi xe không có đèn.
Không có mui xe, thùng xe có xước.”
Chiếc xe hiện lên của người lính Trường Sơn hiện lên với những phủ định: không kính, không đèn, không mui nhưng lại có xước. Ở đây, cái cần có thì lại không, cái không cần có thì lại xuất hiện, tất cả đã tô đậm hình ảnh của một đoàn xe đầy khốc liệt và dữ dội. Thế nhưng đoàn xe vẫn lao về phía trước, tất cả vì miền Nam ruột thịt.
Hình ảnh người lái xe hiện lên thật kiêu hùng:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Dạy kèm Bình Dương cho rằng đảo ngữ “ung dung” được đưa lên đầu câu đối lập hoàn toàn với “bom giật”, “bom rung”. Nhà thơ đã tô đậm sự bình thản và điềm tĩnh đến kì lạ của người bộ đội cụ Hồ. Câu thơ cuối ngắt nhị 2/2/2 cùng với điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không trốn tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
Kết hợp thể thơ tự do và giọng thơ hóm hỉnh, nghịch ngợm đã góp phần lớn trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn cách sinh động.
Gia sư Bình Dương Thủ Dầu Một thấy rằng cả bài thơ là lời nói, cảm xúc của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi. Bài thơ còn là đại diện cho khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: