Gia sư Bình Dương Tp Thủ Dầu Một Bình Dương thấy rằng người ta biết đến Nguyễn Trãi như là một con người toàn tài hiếm có của nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Được biết đến như là một con người tài đức vẹn toàn, thế nhưng ông lại sống trong một giai đoạn lịch sử rối ren, xã hội Việt Nam thời bấy giờ loạn lạc hơn lúc nào hết. Vì lẽ đó mà ông như bao nhà Nho khác, ông đã chọn cách về ở ẩn để giữ lòng trinh bạch với nước, khước từ tất cả mọi lời mời gọi, thậm chí đe dọa của các thế lực thù địch, ông chọn một cuộc sống giản dị nơi thôn quê, sống an nhàn qua tháng ngày.
Những trái ngang, oan nghiệt của cuộc đời cũng như quan lộ của Nguyễn Trãi đã khiến ông quyết định về ở ẩn, ông chán nản và chỉ muốn tìm về nơi nhà trnh vách đất, sống đơn giản qua ngày để tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn:
“ Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư
Giác lai vạn sự tổng thành hư
Như kim chỉ ái sơn trung trú
Kết ốc hoa biên độc cựu thư”
(Ngẫu thành III)
Ông cho rằng cuộc đời cũng như một giấc mộng kê vàng, tỉnh giấc thì thực tại phũ phàng lại xâm lấn, thôi thì ta lui về nơi núi cao sông sâu, đọc sách, làm thơ coi đó là thú vui qua ngày.
Dạy kèm Bình Dương nhận thấy tuy về ở ẩn đó nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ được cốt cách thanh cao của một nhà Nho, ông vẫn sáng tác thơ văn, vẫn phục vụ kháng chiến một cách thầm lặng. Vẫn dành một tình cảm sâu sắc cho dân tộc Việt Nam, vẫn mang trong lòng ngọn lửa âm ỉ, vẫn muốn được phò tá giúp vua, cứu nước nhưng bất lực trước thời cuộc.
Giữ được cốt cách thanh cao nhưng Nguyễn Trãi cũng hòa nhập rất nhanh với cuộc sống chốn thôn quê, giản dị, mộc mạc, là nơi không có những xô bồ, ganh ghét, đố kị nhau, tranh giành nhau từng li từng tí một. Có gì vui bằng lúc tuổi xế chiều được quay quần bên con cháu, được thoải mái ngắm trăng khuya, ngắm cánh hoa xuân rơi mà lòng được chút bình thản.
Cuộc đời ông là những chuỗi ngày cống hiến không biết mệt mỏi, bây giờ có lẽ âu cũng là cơ hội để ông có thể tự suy ngẫm về cuộc đời, về con người, về vạn vật xong quanh mình.