trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về nhân vật tràng trong Vợ Nhặt

Gia Sư Dạy Kèm Bình Dương thấy rằng Kim Lân viết văn từ trước Cách mạng, ông chuyên viết về đề tài nông thôn và người nông dân. Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, Kim Lân đã cho ra đời tác phẩm “Vợ nhặt” để cho thấy sự cùng cực, nghèo đói cũng như niềm hạnh phúc bình dị của người nông dân đương thời. Trong đó, cách miêu tả tâm lý nhân vật Tràng đã giúp Kim Lân hoàn thành được một nửa ý đồ của mình và gửi đến người đọc bao thế hệ những giá trị nhân văn sâu sắc, có sức sống trường tồn cùng thời gian và không gian.
        Tràng là một trong hai nhân vật chính của truyện (ngoài Tràng còn vợ nhặt), anh chính là người “nhặt” được vợ. Qua nhân vật này, ta hiểu hơn về người nông dân nơi làng quê ngày xưa về những phẩm chất tốt đẹp và suy nghĩ giản đơn, chân chất vốn có.

gia-su-day-kem-binh-duong-chia-se-anh-nong-dan-1945(1)
    Gia sư tại Bình Dương nhận thấy cách miêu tả của Kim Lân khiến Tràng như một gã đàn ông được đẽo gọt sơ sài: cặp mắt ti hí, quai hàm bành ra, lưng vậm vạp như lưng gấu, đầu trọc nhẵn lại vừa đi vừa nói lảm nhảm những điều chỉ có anh ta hiểu. Đã thế lại còn nghèo và là dân ngụ cư (ngày xưa dân ngụ cư thường bị khinh rẻ) nên không ai thèm để ý cả. Vậy mà trong nạn đói 1945 lại có người theo không về nhà. Kim Lân đã miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhận vật trước biến cố ấy của cuộc đời.
    Khi người đàn bà vợ nhặt biến lời nói đùa của Tràng thành lời nói thật “…có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.” thì Tràng lo lắng (chợn nghĩ) “thóc gạo đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” vì dẫu có vô tư đến mấy thì chàng cũng không thể vô lo. Xác chết đầy đường, Tràng nuôi mình và mẹ đã khó, nay thêm người là thêm một miệng ăn. Nhưng rồi Tràng lại tặc lưỡi:”Chậc, kệ!” rồi quyết định dắt người đàn bà về, đó chính là khao khát về một gia đình hạnh phúc cách cháy bỏng của Tràng.
Trên đường dắt vợ về nhà, Tràng tỏ ra khoái chí lắm vì vừa có vợ cách nhưng không, lại vừa nhận được cái nhìn ngạc nhiên lẫn ngượng mộ của bao nhiêu người hàng xóm, anh “tủm tỉm cười” còn đôi mắt thì “sáng lên lấp lánh”. Tác giả mượn điểm nhìn là người dân xóm ngụ cư vì chỉ có họ mới phát hiện được sự khác lạ hôm nay của Tràng, mọi hôm hắn về có một mình nhưng hôm nay lại dắt thêm một người đàn bà khác về chung.
Gia sư ở Bình Dương thấy rằng mạch truyện “Vợ nhặt” là một chuỗi ngạc nhiên, khi Tràng dắt vợ về thì cả xóm ngạc nhiên, tiếp đó là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) ngạc nhiên đến mức không tin nổi vào mắt mình. Song đáng nói hơn cả là Tràng, người trong cuộc mà không khỏi ngạc nhiên, dắt vợ về rồi mà vẫn còn “đứng tây ngây giữa nhà một lúc”, đến sáng hôm sau vẫn còn “ngỡ  ngàng”.
    Khi đã có vợ và một gia đình thực thụ thì Tràng được sống trong tâm trạng lâng lâng sảng khoái như từ giấc mơ đi ra. Mái ấm gia đình đã nhen lẹn trong Tràng khát vọng tốt đẹp của con người: sống có trách nhiệm hơn với gia đình, nghiêm túc như một người đàn ông thực thụ, một người chủ gia đình.

gia-su-day-kem-binh-duong-chia-se-anh-nan-doi-nam-1945(1)

Gia Sư Dạy Kèm Bình Dương chia sẻ cảnh người chết đói năm 1945

    Bằng cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ nhưng hợp lý, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và sử dụng khẩu ngữ trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng để thể hiện chất riêng của mình.
        Nảy sinh trên mảnh đất chết chóc nhưng sự sống không bao giờ bị tuyệt diệt, vẫn vươn ra phía trước cách mạnh mẽ, Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Tô Hoài là bài ca về sự sống. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện ngắn này. Thời gian có chảy trôi, vạn vật có đổi thay, nhưng những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ còn mãi với bạn đọc muôn đời, vượt qua mọi quy luật băng hoại của tạo hóa. Truyện ngắn này đã làm được điều đó và cũng chính vì lẽ đó mà chúng ta, bạn đọc ngày hôm nay, vẫn không ngừng tìm kiếm và sẵn sàng đón đọc những đứa con tinh thần của người truyền lửa – Tô Hoài.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Tràng

Dàn ý cảm nhận về nhân vật Tràng

Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau

Cảm nhận về nhân vật Tràng trong Vợ nhặt ngắn gọn

Cảm nhận về nhân vật Thị

Cảm nhận chúng của em về nhân vật cô

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chàng khó

Mở bài cảm nhận về nhân vật Tràng

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo