Trung tâm gia sư Dĩ An Bình Dương thấy rằng nhân sinh quan của Xuân Diệu là hoàn toàn mới mẻ so với các nhà thơ xưa. Xưa, trước bước đi của thời gian, con người thường cảm thấy ung dung, tự tại. Xuân Diệu không thế. Thi nhân vội vã, giục giã chạy đua để chiến thắng thời gian. Xưa, con người sống với “chí nam nhi – nợ công danh”, chỉ biết tận hiến vì cuộc đời:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu.”
(“Thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão)
“Hết hai chữ trung trinh báo quốc
Một mình để vì dân, vì nước.”
(“Nợ nam nhi” – Nguyễn Công Trứ)
Nay, Xuân Diệu không chỉ tận hiến mà còn tận hưởng một đã đầy nhất, hưởng thụ hết mọi thanh sắc trần gian và tuổi xuân của cuộc đời.
So với các nhà Thơ Mới, quan niệm của Xuân Diệu là mới nhất. Chán ghét thực tại phũ phàng, người này đi tìm sự xê dịch trong không gian bằng những chuyến giang hồ vặt như Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính… kẻ đi vào nhảy đầm, thuốc phiện như Vũ Thanh Chương, Vũ Bằng, Đinh Hùng…Người khác lại chọn cho mình cách sống riêng, họ đi tìm cuộc sống ở ngoài đời bằng “thiên thai” hoặc mơ mộng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư…Chỉ có Xuân Diệu là cứ ở trong đời, bám riết lấy trần thế, níu cuộc sống mà chống lại thời gian. Chỉ có một mình “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên nền đất của một tấm lòng trần gian.” (Thế Lữ)
Gia sư Bách Khoa Bình Dương nhận thấy chính vì lẽ đó mà Hoài Thanh đã dành cho Xuân Diêu những lời ca ngợi vang xa nhất: “Xuân Diệu mới nhất trong những nhà Thớ Mới”. Đó hẳn là một lời nhân xét xác đáng và hoàn toàn đúng đắn. Và cũng chính nhờ quan niệm sống mới mẻ và đúng đắn đó, Xuân Diệu đã trở thành một tượng đài bất hủ của thi ca, một nhân vật mà không ai không biết đến và có tác động mãnh mẽ đến tư tưởng, suy nghĩ và cách sống của biết bao nhiêu người thuộc mọi thế hệ từ xưa cho đến tận ngày hôm nay. Chính Hữu đã viết về Xuân Diệu bằng những vần thơ chân thành và cảm động nhất, chạm đến trái tim của tất cả mọi người:
“Xuân Diệu, anh đã ngủ yên
Những vần thơ của anh vẫn trằn trọc
Vì căng đầy những đòi hỏi hạnh phúc,
Vì bước đi rất nhanh của thời gian
Đang làm cho nhiêu người hoảng hốt…”
(Tuổi đã già, đọc lại Xuân Diệu)
Hay bài thơ “Đời mãi là xuân” mà Giang Nam đã sáng tác riêng để ca ngợi thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta:
“Sự sống chẳng bao giờ chán nản
Ôi câu thơ cũng chính là anh
Tôi nhìn chiếc lá tơ mơn mởn
Hiểu cuộc đời mãi mãi là xuân…”
Xuân Diệu là thế, muôn đời vẫn thế và lúc nào cũng vậy, luôn chiếm một tình cảm lớn trong lòng bạn đọc.
HOA TIÊU