trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về tác phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

“Bồi hồi đọc mãi bản văn ai
Phách cứng văn hùng cảm động thay
Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi
Còn hơn xây mộ cất khô hài.”
Trung tâm gia sư ở Dĩ An Bình Dương cho rằng đó là những dòng cảm xúc chân thật nhất của Công chú Mai Am khi đọc tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Văn bản đã trở thành tượng đài bất hủ về người nghĩ sĩ nông dân. Còn nhớ, Vua Tự Đức đã từng rung động với bài văn tế mà cho in phổ biến nó trong các tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ.
Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có hoàn cảnh sáng tác đặc biệt. Vào năm 1858 – khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Nhân dân Nam Bộ đã sôi sụp tinh thần nổi dậy tranh đấu giàng lại chủ quyền đất nước. Thời điểm điểm sáng tác bàu văn tế là vào ngày 16 tháng 12 năm 1861, các nghĩa sĩ nông dân quả cảm đã tập kích đồn Cần Giuộc, khoảng hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh. Tuần phủ Gia Định Đỗ Quang đã giao cho Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ dũng cảm hi sinh.

nguoi-nghia-si-nong-dan-trong-van-te-nghia-si-can-giuoc
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thuộc thể loại văn tế - loại văn gắn với phong tục tang lễ (có khi cũng dùng để tế người sống). Loại văn này thường được dùng để kể về người quá cố nhằm bộc lộ tình cảm cũng như thái độ của người sống. Kết cấu của văn tế thường có bốn phần: lung khởi – cảm tưởng về người chết; thích thực – hồi tưởng công đức; ai vãn – than tiếc; kết – ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết.
Trung tâm gia sư Bình Dương thấy rằng tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có sức truyền cảm mạnh mẽ, thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc. Hoài Thanh đã từng chia sẻ: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một trong những bài văn hay nhất của chúng ta.”
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” cũng có kết cấu bốn phần như thể loại văn tế. Phần lung khởi, tác giả bày tỏ những cảm nhận chung về sự hi sinh các nghĩa sĩ nông dân. Phần tiếp theo là thích thực: hồi tưởng về cuộc sống và cuộc chiến đấu của người nghĩa sĩ. Chung dung của những người nông dân hiện lên trong dáng vẻ thuần túy, hiền lành, hoàn toàn không biết gì đến việc binh đao, trận mạc. Nhưng dưới tác động của thời cuộc và tinh thần yêu nước kiên trung, quá trình chuyển biến tâm lí của người nông dân dần thay đổi, bộc lộ lòng yêu nước bộc trực, sâu nặng, là động lực thôi thúc họ hành động quả cảm. Với bút pháp hiện thực, chi tiết chọn lọc có tầm khái quát, lời văn tinh tế tác giả đã tái hiện bức tranh công đồn hào hùng, rực lửa tạc nên bức tượng đài bất tử về nghĩa sĩ nông dân quả cảm, hiên ngang. Phần ba – ai vãn là những cảm xúc thân tiếc dành cho các nghĩa sĩ. Tác giả không chỉ bộc lộ cảm xúc của chính mình mà còn nói hộ tiếng lòng của tất cả những người đang sống và thấu hiểu tâm tư của cả những người đã khuất. Tất cả tạo nên tính chất trữ tình nhiều tầng nhiều lớp, đầy xúc động của bài văn tế. Kết thúc bài văn tế là lời cầu nguyện thành kính, thể hiện niềm tự hào, biết ơn các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì đất nước và khẳng định sự bất tử của họ.

khoi-nghia
Gia sư Bình Dương Tp Thủ Dầu Một Bình Dương cho rằng với ngôn ngữ vừa trang trọng, dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ; tính chất trữ tình nhiều tầng nhiều lớp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng; thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu phát huy tối đa biện pháp tương phản… tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc trong buổi đầu chống Pháp. Và đây cũng là lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ. Chính điều này, ông đã đánh dấu một bước phát hiện mới cho nền văn học trung đại thời xa xưa và đã khẳng định một cách chắc chắn nhất vị trí quan trọng của nhân dân đối với sự tồn tại của một đất nước.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Cảm nhân về tiếng khóc trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

cảm nhận văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - phần thích thực

Phần thích thực, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Việt đoạn văn cảm nhận về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11

Cảm nhận 15 câu đầu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

cảm nhận văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - phần 2

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo